Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

MÍT THÁI SIÊU SỚM

 

QUI TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC 

CÂY MÍT THÁI

-----

1.  Chọn giống

     Không nên nhân giống bằng hạt vì lâu cho trái và có thể bị lai giống. Chọn cây giống có gốc ghép đường kính 1,5 cm, cành ghép cao trên 20 cm (kể từ mắt bo). Cây sạch bệnh nhưng phải là F1 thuần chủng. Chọn cây có bộ rễ phát triển mạnh, lá già, mắt bo tốt.

        2. Thời vụ trồng

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt nên xuống giống vào đầu mùa mưa.

        3.  Mật độ và chuẩn bị hố trồng

-           Với những vùng đất thấp có thể đắp mô, mô cao 50 cm, rộng 0,8 – 1m, từ mặt đất bờ cách mặt nước trong vườn từ 0,8 - 1m  khoảng cách trồng cây cách cây 3m hoặc 4m.

-           Phân lót hố trồng: trộn hỗn hợp lớp đất, Hữu cơ Bio (1 - 2 kg) và thuốc ngừa kiến, dế nhũi. Lót đáy hố và tiến hành trồng.

        4.  Chế độ nước

-           Giai đoạn cây con: đây là giai đoạn cây đang phát triển rễ nên thường xuyên chú ý giữ ẩm cho đất, nếu thời tiết khô tiến hành tưới 2 - 3 ngày/lần.

-           Giai đoạn cây tơ: khi cây đã phát triển tốt (1,5 – 2m tưới 4 – 5 ngày/lần).

-           Cây mang trái: sau khi cây đủ lớn và bắt đầu mang trái, hạn chế tưới nước  10 – 20 ngày cung cấp nước cho cây 1 lần (hoặc có thể cung cấp khi bón phân).

*          Mít rất sợ ngập úng nên cân nhắc việc cung cấp nước quá nhiều gây rễ bị ngộp chết.

        5.  Tỉa cành, tỉa trái

-           Tiến hành tỉa cành khi cây đã đủ điều kiện phát triển (cao 1 – 1,2 m). Tiến hành tỉa cành vào đầu hoặc giữa mùa nắng (tháng 1 – 2 hoặc tháng 8 – 9 âm lịch).

-           Tiến hành tỉa đọt, giúp cây tập trung nuôi dinh dưỡng cành cấp 1.

-           Cách thức:

·          Tỉa bỏ cành bị tổn hại do sâu, bệnh và cành bé, có phần hướng chiều cao mà không bung tán.

·          Giữ lại cành cấp 1 to và bung ngang tạo tán cân đối cho cây.

·          Tỉa bớt những cành cấp 2 – 3 tạo thông thoáng và giúp cây tập trung dinh dưỡng cho những cành còn lại. Một tầng cành không để quá 5 cành và 5 cành đó có hướng phát triển khác nhau.

Tuyển trái:

-           Tuyển chọn trái khi đã thấy phấn hoa thu phấn xong, nên chia làm 2 đợt (nếu dự tính 1 cây ban đầu để 2 trái thì đợt 1 chỉ nên để lại 3 trái, đợt 2 khi trái tầm 2 - 3kg cắt bỏ thêm 1 trái nữa, chỉ giữ lại 2 trái/cây, để hạn chế sâu bệnh vì lúc đầu trái rất mẫn cảm)

-           Một cơi hoa thường có 3 trái, tiến hành cắt bỏ những trái có cuốn xanh đậm, ốm, dài, trái bị lép, gai nở không đều.

-           Cắt bỏ những trái có mầu nhỏ (phần tiếp giáp cuốn trái với trái).

-           Để lại những trái có kích thước trái thon dài, đều mắt gai.

*          Lưu ý: nên để trái ở cành bên, sát với thân cây (khoảng cách từ thân ra cuốn trái không quá 40cm)

6.     

 #phamgiakhangthinh#phanbon#thuocbvtv#tuvankythuat

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2021

CHUYÊN ĐỀ : VÀNG LÁ THỐI RỄ TRÊN VƯỜN CÂY ĂN TRÁI


1/ Triệu chứng bệnh:
- Trên lá, trái : Khi bệnh mới xuất hiện, lá của cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng,chất lượng trái kém và bị rụng sớm. Bệnh nặng có thể làm chết cả cây, nếu không chữa trị kịp thời.
- Trên rễ: Trên một cây, đôi khi vài nhánh của một bên cây bị vàng, nếu chúng ta bới đất để kiểm tra rễ ở khu vực hình chiếu tán cây, chúng ta sẽ thấy hầu hết rễ bị đen, thối, khi nhổ lên, vỏ rễ bị tuộc ra. Rễ bị thối có màu nâu,... Rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cành bị chết khô. Khi bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.
2/ Nguyên nhân bệnh:
- Gián tiếp:
+ Do mưa bão, vườn thoát nước kém làm cho rễ luôn phải hoạt động trong tình trạng thiếu ôxy, các chất độc hại trong rễ được hình thành gây hại cho rễ làm rễ hư thối.
+ Đất nhiều sét, dẽ chặt, nhiều phèn…đã góp phần làm bộ rễ kém phát triển và bị hư hại.
+ Đất vườn cũ, vườn thiếu chăm sóc, không được phù sa bồi đắp, đất bị chua, có độ pH thấp PH < 5 , thiếu vi lượng , bệnh dễ xuất hiện và xảy ra trầm trọng hơn.
+ Việc thường xuyên phun thuốc trừ cỏ, mặt đất bị phơi bày dưới ánh nắng mặt trời sẽ rất dễ đưa đến tình trạng đất bị đóng váng. Những điều này gây bất lợi cho bộ rễ cây và cũng là bất lợi cho sự phát triển của hệ vi sinh vật có ích.
+ Việc lạm dụng phân bón hoá học gây thừa đạm, các chất ức chế sinh trưởng như Paclobutrazole,... cũng đã góp phần làm bộ rễ nhanh chóng bị lão hóa.
+ Tuyến trùng gây hại rễ
+ Nhện hại rễ: Nhện xâm nhập, các vết nứt , nhện tấn công phần biểu bì của rễ, tạo các vết nứt khiến việc hấp thu nước và dinh dưỡng bị ảnh hưởng. Tạo vết thương cho các loại nấm gây hại có trong đất như Fusarium, Pythium, Phytophthora…
+ Rệp sáp: Rệp chích hút dinh dưỡng làm cho cây bị kiệt sức, giảm phẩm chất,...
- Trực tiếp: gây hại do tổ hợp nấm bao gồm Fusarium, Pythium, Phytophthora,...nhưng gây hại nặng nhất do nấm Fusarium solani.
3/ Điều kiện phát sinh – phát triển bệnh vàng lá thối rễ:
- Điều kiện phát sinh bệnh : Nấm Fusarium solani luôn hiện diện trong đất nhưng không xâm nhập trực tiếp vào rễ. Nấm xâm nhập chủ yếu ở rễ non khi rễ bị oi nước trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, vết thương do tuyến trùng và côn trùng gây ra cũng là tạo điều kiện để nấm xâm nhập và gây hại.
- Điều kiện phát triển bệnh :
+ Bệnh thường bắt đầu phát triển thành dịch vào mùa nắng, nếu không phát hiện trị kịp thời sẽ có thể tiếp tục kéo dài trong mùa mưa tiếp theo
+ Nấm Fusarium solani vào cây trong điều kiện đất thoáng nước thì sau 2-3 tháng cây vẫn không thể hiện triệu chứng của bệnh, nhưng nếu tạo điều kiện oi nước , ẩm độ thấp thì sau một tháng thì bệnh đã xuất hiện và gây triệu chứng vàng lá, rụng lá và thối rễ trên vườn cây
+ Nấm Fusarium solani kể từ khi bắt đầu xâm nhập cho đến khi triệu chứng bệnh thể hiện cần có thời gian ủ bệnh trong vài tháng, do đó ở các vườn, bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, mà bệnh thường xuất hiện nghiêm trọng sau trong đầu mùa nắng .
4/ Biện pháp phòng – trị bệnh:
- Phòng bệnh:
+ Chọn cây giống sạch bệnh.
+ Vườn trồng phải có hệ thống, rãnh thoát nước tốt.
+ Tưới thuốc gốc mancozed + Regent, để loại trừ côn trùng, mầm bệnh có trong đất thường xuyên
+ Bổ sung nhiều phân hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp đất. tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có ích phát triển.
+ Hạn chế dùng thuốc trừ cỏ trong vườn cây, nếu được tốt nhất hãy trồng các loại cỏ họ rau chai để giúp giữ ấm cũng như thoát nước trong mùa mưa,...
+ Kiểm tra vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm nhất bệnh


- Trị bệnh:
+ Quan sát biểu hiện vườn cây trước khi cây có biểu hiện bệnh vàng lá thối rễ càng sớm càng tốt
+ Sớm loại bỏ những cây bệnh nặng, không có khả năng phục hồi, rãi vôi sát khuẩn
+ Khi phát hiện cây mới bị bệnh . Nên dùng thuốc có hoạt chất Mancozeb + Metalaxyl,...+ thuốc trừ tuyến trùng...
+ Sau khi tưới thuốc , thấy cây có biểu hiện xanh tốt trở lại, hòa 50g Humic thái lan+ 25g Trichoderma/ gốc giúp tái tạo rễ mới, kích lại bộ rễ tơ, tăng sức đề kháng, hạn chế nấm bệnh phát triển
+ Sau 5 – 7 ngày, tưới bổ sung phục hồi cây bằng xô Sinh Trưởng 1kg/200 lít nước tưới gốc, Và bổ sung phân bón lá giúp kích cơi đọt mới
- Lưu ý: Trong thời gian cây bị bệnh, khả năng hút dinh dưỡng của rễ bị hạn chế, nên bổ sung phân bón qua lá thích hợp để giúp cung cấp khoáng chất trung vi lượng trực tiếp nuôi cây.

Thứ Hai, 8 tháng 3, 2021

Cách Bao Trái Mít Thái Đúng Cách - Khang Thịnh

 

Hệ Thống Cửa Hàng Khang Thịnh mến chào Bà Con. Trong quá trình Khang Thịnh đi hỗ trợ kỹ thuật nhà vườn , thì hiện trạng đối với nhiều Bà Con trồng Mít Thái ở giai đoạn bao trái mít để bảo vệ côn trùng tấn công trái . Thì nhiều nhà vườn đã sai cơ bản chỗ Bà Con bao luôn lá đài của trái , làm giảm khá năng quang hợp của trái , làm trái chậm phát triển . Bà Con lưu ý khi bao trái mít nhớ sử dụng bao lưới và chỉ bao trái không được bao luôn lá đài nha Bà Con .  Cảm ơn quý bà con rất nhiều !

Khang Thịnh - Niềm Tin Nhà Nông

PHẠM GIA KHANG THỊNH

Phân bón - Thuốc BVTV - Lúa giống

Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật : 0973.544.640 - 0968.913.594 0977.679.502

https://www.facebook.com/phamgiakhangthinh