Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

MÍT THÁI SIÊU SỚM

 

QUI TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC 

CÂY MÍT THÁI

-----

1.  Chọn giống

     Không nên nhân giống bằng hạt vì lâu cho trái và có thể bị lai giống. Chọn cây giống có gốc ghép đường kính 1,5 cm, cành ghép cao trên 20 cm (kể từ mắt bo). Cây sạch bệnh nhưng phải là F1 thuần chủng. Chọn cây có bộ rễ phát triển mạnh, lá già, mắt bo tốt.

        2. Thời vụ trồng

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt nên xuống giống vào đầu mùa mưa.

        3.  Mật độ và chuẩn bị hố trồng

-           Với những vùng đất thấp có thể đắp mô, mô cao 50 cm, rộng 0,8 – 1m, từ mặt đất bờ cách mặt nước trong vườn từ 0,8 - 1m  khoảng cách trồng cây cách cây 3m hoặc 4m.

-           Phân lót hố trồng: trộn hỗn hợp lớp đất, Hữu cơ Bio (1 - 2 kg) và thuốc ngừa kiến, dế nhũi. Lót đáy hố và tiến hành trồng.

        4.  Chế độ nước

-           Giai đoạn cây con: đây là giai đoạn cây đang phát triển rễ nên thường xuyên chú ý giữ ẩm cho đất, nếu thời tiết khô tiến hành tưới 2 - 3 ngày/lần.

-           Giai đoạn cây tơ: khi cây đã phát triển tốt (1,5 – 2m tưới 4 – 5 ngày/lần).

-           Cây mang trái: sau khi cây đủ lớn và bắt đầu mang trái, hạn chế tưới nước  10 – 20 ngày cung cấp nước cho cây 1 lần (hoặc có thể cung cấp khi bón phân).

*          Mít rất sợ ngập úng nên cân nhắc việc cung cấp nước quá nhiều gây rễ bị ngộp chết.

        5.  Tỉa cành, tỉa trái

-           Tiến hành tỉa cành khi cây đã đủ điều kiện phát triển (cao 1 – 1,2 m). Tiến hành tỉa cành vào đầu hoặc giữa mùa nắng (tháng 1 – 2 hoặc tháng 8 – 9 âm lịch).

-           Tiến hành tỉa đọt, giúp cây tập trung nuôi dinh dưỡng cành cấp 1.

-           Cách thức:

·          Tỉa bỏ cành bị tổn hại do sâu, bệnh và cành bé, có phần hướng chiều cao mà không bung tán.

·          Giữ lại cành cấp 1 to và bung ngang tạo tán cân đối cho cây.

·          Tỉa bớt những cành cấp 2 – 3 tạo thông thoáng và giúp cây tập trung dinh dưỡng cho những cành còn lại. Một tầng cành không để quá 5 cành và 5 cành đó có hướng phát triển khác nhau.

Tuyển trái:

-           Tuyển chọn trái khi đã thấy phấn hoa thu phấn xong, nên chia làm 2 đợt (nếu dự tính 1 cây ban đầu để 2 trái thì đợt 1 chỉ nên để lại 3 trái, đợt 2 khi trái tầm 2 - 3kg cắt bỏ thêm 1 trái nữa, chỉ giữ lại 2 trái/cây, để hạn chế sâu bệnh vì lúc đầu trái rất mẫn cảm)

-           Một cơi hoa thường có 3 trái, tiến hành cắt bỏ những trái có cuốn xanh đậm, ốm, dài, trái bị lép, gai nở không đều.

-           Cắt bỏ những trái có mầu nhỏ (phần tiếp giáp cuốn trái với trái).

-           Để lại những trái có kích thước trái thon dài, đều mắt gai.

*          Lưu ý: nên để trái ở cành bên, sát với thân cây (khoảng cách từ thân ra cuốn trái không quá 40cm)

6.     

 #phamgiakhangthinh#phanbon#thuocbvtv#tuvankythuat

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét